Điện mặt trời mái nhà có thể hòa lưới nhưng không được trả tiền

 17:28 24/01/2024        Lượt xem: 51

Điện mặt trời mái nhà có thể hòa lưới nhưng không được trả tiền
Người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự dùng được kết nối với hệ thống điện và bán sản lượng dư cho EVN nhưng với giá 0 đồng.

Người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự dùng được kết nối với hệ thống điện và bán sản lượng dư cho EVN nhưng với giá 0 đồng.

Nội dung này nêu tại dự thảo Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Quy định này dành cho nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà tự dùng, không bán cho tổ chức, cá nhân khác và có nối lưới hoặc không với hệ thống điện quốc gia.

Theo đó, người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà liên kết với lưới, có thể chọn phát hoặc không phát lượng dư vào hệ thống điện.

Trường hợp họ chọn phát điện dư thừa vào hệ thống, Nhà nước sẽ ghi nhận sản lượng và không thanh toán, tức giá 0 đồng. Đổi lại hệ thống điện trên được bám lưới để vận hành ổn định. Việc này, theo Bộ Công Thương sẽ tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân. Tuy nhiên các nhà đầu tư cần tính toán nhu cầu công suất lắp đặt phù hợp, hạn chế tối đa điện dư thừa phát liên lưới, do sẽ không được thanh toán.

Thông thường hộ gia đình nhỏ, công ty nhỏ có thể cần 40-50 triệu đồng cho một hệ thống năng lượng mặt trời 1-3 kW với giàn pin 10-30 m2. Chi phí có thể tăng gấp đôi nếu đầu tư hệ thống tương tự nhưng có lắp đặt thiết bị lưu trữ.

Nhà đầu tư không bán điện dư vào lưới quốc gia, họ sẽ phải tự lắp đặt thiết bị hạn chế việc phát điện vào hệ thống, theo dự thảo nghị định.

"Nhà nước khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà để tự dùng, tức không bán, phát điện vào hệ thống", dự thảo nêu.

Điện mặt trời mái nhà không liên kết lưới điện sẽ được khuyến khích phát triển không giới hạn. Nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định về xây dựng, môi trường.

Theo Bộ Công Thương, phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng sẽ giảm áp lực cho ngành điện. Bởi, cơ cấu nguồn điện này theo Quy hoạch điện VIII là 2.600 MW tới năm 2030. Do đó, khi tổng công suất điện mặt trời vượt mốc này sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn, vận hành an toàn của hệ thống điện. Tuy nhiên, người dân sẽ phải đầu tư thêm hệ thống lưu trữ điện, tăng chi phí đầu tư ban đầu khi điện mặt trời mái nhà tự dùng không đấu nối với lưới.

Bù lại, Bộ Công Thương đề xuất một số chính sách ưu tiên phát triển điện mặt trời tự dùng. Theo đó, chủ đầu tư không phải xin phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư hay lập dự án theo Luật Điện lực, Đầu tư. Song họ vẫn phải tuân thủ các quy định về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Các dự án lắp đặt cũng được hưởng chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí. Các cơ quan nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà.

Việt Nam hiện có khoảng 200 MW hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trong 3 năm qua.

Tại tờ trình gửi Chính phủ hồi giữa năm, Bộ Công Thương từng đưa ra 3 mô hình phát triển nguồn điện này. Cụ thể, điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác; điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà xưởng và hệ thống điện tái tạo không liên kết lưới điện quốc gia. Bộ này khẳng định, chỉ khuyến khích điện mái nhà tự dùng tại công sở, nhà ở.

Bài viết liên quan
Doanh nghiệp sốt ruột, muốn sớm lắp điện mặt trời mái nhà

Doanh nghiệp sốt ruột, muốn sớm lắp điện mặt trời mái nhà

 18:17 24/01/2024
Các doanh nghiệp mong muốn sớm được lắp điện mặt trời trên mái nhà máy, xí nghiệp, dự án… để tự dùng.
Lý do điện mặt trời mái nhà dư thừa không được bán

Lý do điện mặt trời mái nhà dư thừa không được bán

 18:05 24/01/2024
Bỏ tiền đầu tư điện mặt trời mái nhà nhưng người dân chỉ có thể bán cho EVN giá 0 đồng, do cơ quan quản lý lo ngại "mất an toàn hệ thống".
Tại sao ôtô không dùng điện mặt trời

Tại sao ôtô không dùng điện mặt trời

 17:22 24/01/2024
Ôtô dùng điện mặt trời thường nặng hơn vì có thêm các tấm pin trên nóc, và cần đỗ ở những nơi thoáng đãng, trời có nắng để sạc pin.
NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT TỪ CHÚNG TÔI